Thanh Van Tang, Tap 22: Phap Uan Tuc Luan - Bia Cung

A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN

Việt dịch & chú: TUỆ SỸ & NGUYÊN AN

"A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận", 12 quyển, Tôn giả Mục-kiền-liên tạo, Tam tạng pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch": đây là tiêu đề của một trong sáu túc luận, cũng là một trong bảy luận thư căn bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được phiên dịch vào niên hiệu Hiển Khánh thứ 4 (Tl. 659), trước Tập dị môn luận một năm, sau khi hồi hương 14 năm.

Tiêu đề gốc Phạn của luận thư được phục hồi y theo dẫn thuật bởi Yaśomitra trong Kośavyākhyā (Câu-xá giải minh): Dharmaskandha, cùng lúc với sáu luận thư khác lập thành cơ sở Thánh điển của Hữu bộ. Mặc dù trong sáu luận thư, chỉ có Phẩm loại được gọi đủ với tiêu đề Phẩm loại túc luận (Prakaraṇa-pādaśāstra), các luận thư khác không như vậy, nhưng trong khi giới thiệu, Yaśomitra dẫn một "thân luận" là Phát trí và "sáu túc luận" (tasya śarīrabhūtasya śāṭ pādāḥ) . Bảy luận thư này, Thế Thân nói là một phần của thế tục A-tì-đạt-ma (saṃketika); nó là phương tiện, hay tùy hành, hỗ trợ chứng đắc tuệ vô lậu cùng với tùy hành của nó là năm uẩn vô lậu .

"Sáu túc luận" trước đã được La-thập đề cập trong luận Đại trí độ, gọi là "sáu phần A-tì-đàm". Căn cứ theo đây, điều mà La-thập nói là phần thay vì túc, Ấn Thuận suy rằng từ "túc luận" (pādaśāstra) - luận chân, và "thân luận" (śarīraśāstra) - luận thân, chỉ được thêm vào các thời đại sau do bởi tầm quan trọng của các luận thư này trong sự phát triển của Hữu bộ. Suy luận này có thể hợp lý, nhưng các từ Hán dịch của La-thập ít khi trung thành với các quy tắc ngữ nguyên của Sanskrit, như saṃjñā (tưởng) có khi dịch là tướng, rất dễ nhầm lẫn với lakṣaṇa là hàm nghĩa yếu tính hay đặc điểm, hoặc nhầm với nimitta hàm nghĩa dấu hiệu, tín hiệu thông tin. Do đó không thể căn cứ từ Hán dịch ấy mà dịch ngược lại Sanskrit để biết rõ ý nghĩa chính xác là gì. Trong trường hợp này cũng vậy. Trong nguyên nghĩa Sanskrit, pāda có nghĩa là "chân", là "gốc rễ", mà cũng có nghĩa là "phần", chính xác là "một phần tư" (Wogihara, Monier). Các học giả hiện đại đều hiểu như Huyền Trang mà Hán dịch sát nghĩa là "túc luận"...

(Trích phần Tổng Luận, biên soạn: Tuệ Sỹ)

Ghi chú:

Toàn bộ sách do Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thực hiện đều được ấn hành phi lợi nhuận. Với tâm nguyện cúng dường Pháp thí, Hội Ấn Hành ĐTKVN lần lượt in các Kinh Luật Luận trên giấy tốt và bìa dày tại các nhà in chuyên dụng để cúng dường thập phương. Ngoài ra, nếu quý vị muốn thỉnh Kinh sách theo nhu cầu cá nhân mà không bị gián đoạn, hay trường hợp Kinh sách in đã phân phối hết, xin tùy chọn cách đặt in sách „print on demand" nơi đây và tự nguyện trả các chi phí. Giá niêm yết ở đây là các chi phí tối thiểu do các hệ thống phát hành quốc tế quy định, chúng tôi hoàn toàn không thu bất kỳ lợi nhuận nào trong Phật sự này.

1142462261
Thanh Van Tang, Tap 22: Phap Uan Tuc Luan - Bia Cung

A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN

Việt dịch & chú: TUỆ SỸ & NGUYÊN AN

"A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận", 12 quyển, Tôn giả Mục-kiền-liên tạo, Tam tạng pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch": đây là tiêu đề của một trong sáu túc luận, cũng là một trong bảy luận thư căn bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được phiên dịch vào niên hiệu Hiển Khánh thứ 4 (Tl. 659), trước Tập dị môn luận một năm, sau khi hồi hương 14 năm.

Tiêu đề gốc Phạn của luận thư được phục hồi y theo dẫn thuật bởi Yaśomitra trong Kośavyākhyā (Câu-xá giải minh): Dharmaskandha, cùng lúc với sáu luận thư khác lập thành cơ sở Thánh điển của Hữu bộ. Mặc dù trong sáu luận thư, chỉ có Phẩm loại được gọi đủ với tiêu đề Phẩm loại túc luận (Prakaraṇa-pādaśāstra), các luận thư khác không như vậy, nhưng trong khi giới thiệu, Yaśomitra dẫn một "thân luận" là Phát trí và "sáu túc luận" (tasya śarīrabhūtasya śāṭ pādāḥ) . Bảy luận thư này, Thế Thân nói là một phần của thế tục A-tì-đạt-ma (saṃketika); nó là phương tiện, hay tùy hành, hỗ trợ chứng đắc tuệ vô lậu cùng với tùy hành của nó là năm uẩn vô lậu .

"Sáu túc luận" trước đã được La-thập đề cập trong luận Đại trí độ, gọi là "sáu phần A-tì-đàm". Căn cứ theo đây, điều mà La-thập nói là phần thay vì túc, Ấn Thuận suy rằng từ "túc luận" (pādaśāstra) - luận chân, và "thân luận" (śarīraśāstra) - luận thân, chỉ được thêm vào các thời đại sau do bởi tầm quan trọng của các luận thư này trong sự phát triển của Hữu bộ. Suy luận này có thể hợp lý, nhưng các từ Hán dịch của La-thập ít khi trung thành với các quy tắc ngữ nguyên của Sanskrit, như saṃjñā (tưởng) có khi dịch là tướng, rất dễ nhầm lẫn với lakṣaṇa là hàm nghĩa yếu tính hay đặc điểm, hoặc nhầm với nimitta hàm nghĩa dấu hiệu, tín hiệu thông tin. Do đó không thể căn cứ từ Hán dịch ấy mà dịch ngược lại Sanskrit để biết rõ ý nghĩa chính xác là gì. Trong trường hợp này cũng vậy. Trong nguyên nghĩa Sanskrit, pāda có nghĩa là "chân", là "gốc rễ", mà cũng có nghĩa là "phần", chính xác là "một phần tư" (Wogihara, Monier). Các học giả hiện đại đều hiểu như Huyền Trang mà Hán dịch sát nghĩa là "túc luận"...

(Trích phần Tổng Luận, biên soạn: Tuệ Sỹ)

Ghi chú:

Toàn bộ sách do Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thực hiện đều được ấn hành phi lợi nhuận. Với tâm nguyện cúng dường Pháp thí, Hội Ấn Hành ĐTKVN lần lượt in các Kinh Luật Luận trên giấy tốt và bìa dày tại các nhà in chuyên dụng để cúng dường thập phương. Ngoài ra, nếu quý vị muốn thỉnh Kinh sách theo nhu cầu cá nhân mà không bị gián đoạn, hay trường hợp Kinh sách in đã phân phối hết, xin tùy chọn cách đặt in sách „print on demand" nơi đây và tự nguyện trả các chi phí. Giá niêm yết ở đây là các chi phí tối thiểu do các hệ thống phát hành quốc tế quy định, chúng tôi hoàn toàn không thu bất kỳ lợi nhuận nào trong Phật sự này.

25.99 In Stock
Thanh Van Tang, Tap 22: Phap Uan Tuc Luan - Bia Cung

Thanh Van Tang, Tap 22: Phap Uan Tuc Luan - Bia Cung

Thanh Van Tang, Tap 22: Phap Uan Tuc Luan - Bia Cung

Thanh Van Tang, Tap 22: Phap Uan Tuc Luan - Bia Cung

Hardcover

$25.99 
  • SHIP THIS ITEM
    Qualifies for Free Shipping
  • PICK UP IN STORE

    Your local store may have stock of this item.

Related collections and offers


Overview

A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN

Việt dịch & chú: TUỆ SỸ & NGUYÊN AN

"A-tì-đạt-ma Pháp uẩn túc luận", 12 quyển, Tôn giả Mục-kiền-liên tạo, Tam tạng pháp sư Huyền Trang phụng chiếu dịch": đây là tiêu đề của một trong sáu túc luận, cũng là một trong bảy luận thư căn bản của Thuyết nhất thiết hữu bộ, được phiên dịch vào niên hiệu Hiển Khánh thứ 4 (Tl. 659), trước Tập dị môn luận một năm, sau khi hồi hương 14 năm.

Tiêu đề gốc Phạn của luận thư được phục hồi y theo dẫn thuật bởi Yaśomitra trong Kośavyākhyā (Câu-xá giải minh): Dharmaskandha, cùng lúc với sáu luận thư khác lập thành cơ sở Thánh điển của Hữu bộ. Mặc dù trong sáu luận thư, chỉ có Phẩm loại được gọi đủ với tiêu đề Phẩm loại túc luận (Prakaraṇa-pādaśāstra), các luận thư khác không như vậy, nhưng trong khi giới thiệu, Yaśomitra dẫn một "thân luận" là Phát trí và "sáu túc luận" (tasya śarīrabhūtasya śāṭ pādāḥ) . Bảy luận thư này, Thế Thân nói là một phần của thế tục A-tì-đạt-ma (saṃketika); nó là phương tiện, hay tùy hành, hỗ trợ chứng đắc tuệ vô lậu cùng với tùy hành của nó là năm uẩn vô lậu .

"Sáu túc luận" trước đã được La-thập đề cập trong luận Đại trí độ, gọi là "sáu phần A-tì-đàm". Căn cứ theo đây, điều mà La-thập nói là phần thay vì túc, Ấn Thuận suy rằng từ "túc luận" (pādaśāstra) - luận chân, và "thân luận" (śarīraśāstra) - luận thân, chỉ được thêm vào các thời đại sau do bởi tầm quan trọng của các luận thư này trong sự phát triển của Hữu bộ. Suy luận này có thể hợp lý, nhưng các từ Hán dịch của La-thập ít khi trung thành với các quy tắc ngữ nguyên của Sanskrit, như saṃjñā (tưởng) có khi dịch là tướng, rất dễ nhầm lẫn với lakṣaṇa là hàm nghĩa yếu tính hay đặc điểm, hoặc nhầm với nimitta hàm nghĩa dấu hiệu, tín hiệu thông tin. Do đó không thể căn cứ từ Hán dịch ấy mà dịch ngược lại Sanskrit để biết rõ ý nghĩa chính xác là gì. Trong trường hợp này cũng vậy. Trong nguyên nghĩa Sanskrit, pāda có nghĩa là "chân", là "gốc rễ", mà cũng có nghĩa là "phần", chính xác là "một phần tư" (Wogihara, Monier). Các học giả hiện đại đều hiểu như Huyền Trang mà Hán dịch sát nghĩa là "túc luận"...

(Trích phần Tổng Luận, biên soạn: Tuệ Sỹ)

Ghi chú:

Toàn bộ sách do Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam thực hiện đều được ấn hành phi lợi nhuận. Với tâm nguyện cúng dường Pháp thí, Hội Ấn Hành ĐTKVN lần lượt in các Kinh Luật Luận trên giấy tốt và bìa dày tại các nhà in chuyên dụng để cúng dường thập phương. Ngoài ra, nếu quý vị muốn thỉnh Kinh sách theo nhu cầu cá nhân mà không bị gián đoạn, hay trường hợp Kinh sách in đã phân phối hết, xin tùy chọn cách đặt in sách „print on demand" nơi đây và tự nguyện trả các chi phí. Giá niêm yết ở đây là các chi phí tối thiểu do các hệ thống phát hành quốc tế quy định, chúng tôi hoàn toàn không thu bất kỳ lợi nhuận nào trong Phật sự này.


Product Details

ISBN-13: 9798886660647
Publisher: Vietnam Great Tripitaka Foundation
Publication date: 09/25/2022
Series: Dai Tang Kinh Viet Nam
Pages: 478
Sales rank: 767,191
Product dimensions: 6.69(w) x 9.61(h) x 1.06(d)
Language: Vietnamese
From the B&N Reads Blog

Customer Reviews